Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee: Bí kíp chốt nghìn đơn mỗi tháng

Cập nhật: 24/04/2025

Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee là yếu tố quyết định giúp bạn thành công trên nền tảng thương mại điện tử này. Để tối ưu hóa gian hàng và thu hút khách hàng, bạn cần áp dụng các chiến lược đúng đắn, từ việc chọn sản phẩm, tối ưu hóa hình ảnh, đến việc xây dựng mô tả sản phẩm chuẩn SEO. Trong bài viết này, Tổng kho buôn sỉ sẽ chia sẻ những kinh ngiệm và thông tin hữu ích giúp bạn nâng cao khả năng hiển thị, gia tăng doanh thu và đạt được thành công lâu dài.

Vì sao nên bắt đầu kinh doanh trên Shopee?

Kinh doanh online ngày càng phát triển, nhưng để bắt đầu hiệu quả, việc lựa chọn nền tảng phù hợp là yếu tố then chốt. Shopee đang là cái tên nổi bật trong giới bán hàng trực tuyến nhờ lượng người dùng truy cập khủng và hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện cho người bán.

Shopee - nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam

Shopee hiện đang dẫn đầu về lượng người dùng tại Việt Nam với hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hệ thống sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận người mua hơn. Nếu biết tận dụng các công cụ và chiến dịch của sàn, bạn có thể nhanh chóng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Nhiều người chia sẻ rằng nhờ áp dụng đúng kinh nghiệm bán hàng trên Shopee, họ đã có được nguồn thu nhập ổn định chỉ sau vài tháng kinh doanh.

Thao tác dễ dàng, thân thiện với người mới

Bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu bán hàng trên Shopee với vài thao tác đơn giản mà không cần phải quá am hiểu công nghệ. Giao diện Shopee được thiết kế trực quan, phần quản lý sản phẩm, đơn hàng và vận chuyển đều được bố trí khoa học. Ngoài ra, Shopee còn có trung tâm hỗ trợ người bán với các tài liệu, video hướng dẫn chi tiết. Điều này giúp người mới không lo bỡ ngỡ khi lần đầu bước vào công cuộc kinh doanh online.

Miễn phí đăng ký, không điều kiện gia nhập

Khởi nghiệp thường đi kèm với áp lực về vốn, nhưng Shopee sẽ giúp bạn loại bỏ gánh nặng đó. Việc đăng ký gian hàng trên sàn hoàn toàn miễn phí, không có yêu cầu hay cam kết ràng buộc. Bạn có thể thử nghiệm mô hình kinh doanh, kiểm tra phản hồi từ thị trường và điều chỉnh sản phẩm mà không lo tổn thất quá nhiều. Đây là một trong những lợi thế khiến Shopee trở thành lựa chọn hàng đầu với người mới bắt đầu kinh doanh online.

Được Shopee hỗ trợ chạy quảng cáo và tiếp cận khách hàng

Shopee cung cấp nhiều công cụ quảng cáo tích hợp như đấu thầu từ khóa, quảng cáo khám phá, hay flash sale giúp sản phẩm được hiển thị đến người dùng nhiều hơn. Ngoài ra, các chương trình như Freeship Xtra hay ưu đãi đặc biệt còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng. Việc tận dụng hiệu quả các công cụ này là một phần không thể thiếu trong kinh nghiệm bán hàng trên Shopee. Nếu biết cách kết hợp quảng cáo với nội dung hấp dẫn, bạn sẽ thấy rõ sự tăng trưởng về doanh số chỉ sau một thời gian ngắn.

20250424_r7ZiRbY4.jpg

Nên bán gì trên Shopee? Cách chọn mặt hàng phù hợp

Việc lựa chọn sản phẩm để bắt đầu kinh doanh trên Shopee ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời và thời gian tồn tại của gian hàng. Để cạnh tranh hiệu quả, người bán cần nắm rõ thị hiếu của người tiêu dùng và biết cách lựa chọn sản phẩm thông minh.

Phân tích xu hướng thị trường và hành vi người dùng

Trước khi quyết định chọn sản phẩm nào, bạn cần theo dõi các xu hướng nổi bật trên Shopee hoặc phân tích danh mục sản phẩm bán chạy. Đồng thời, hãy quan sát hành vi người tiêu dùng rằng họ đang tìm gì, họ mua sản phẩm vào thời điểm nào và họ bị hấp dẫn bởi yếu tố nào. Đây là bước nền tảng giúp bạn xác định đâu là mặt hàng tiềm năng để đầu tư cho đúng.

Ưu tiên sản phẩm dễ vận chuyển, nhu cầu cao

Sản phẩm nhỏ gọn, ít khi hư hỏng và có chi phí vận chuyển thấp là lựa chọn hợp lý cho người mới bắt đầu. Các mặt hàng như đồ gia dụng mini, phụ kiện thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm khô… thường dễ bán và dễ đóng gói. Đặc biệt, những sản phẩm có tần suất mua lặp lại sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng tốt hơn. Đó cũng là một trong những kinh nghiệm bán hàng trên Shopee được nhiều nhà bán hàng thành công chia sẻ.

Tối ưu lợi nhuận và khả năng xoay vòng vốn

Không chỉ quan tâm đến lượng tiêu thụ, bạn cần tính toán kỹ mức lợi nhuận thu được trên mỗi sản phẩm. Mặt hàng phù hợp sẽ vừa có biên độ lợi nhuận tốt, vừa tiêu thụ nhanh để xoay vòng vốn hiệu quả. Nên tránh nhập những sản phẩm tồn kho lâu, rủi ro cao hoặc cần vốn đầu tư lớn nếu bạn mới bắt đầu. Càng tối ưu được dòng tiền, bạn càng có cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng mà không cần vay mượn quá nhiều.

Tạo tài khoản và thiết lập gian hàng Shopee chuẩn

Bắt đầu bán hàng trên Shopee tuy không khó nhưng để tạo một gian hàng uy tín và chuyên nghiệp thì cần tìm hiểu trước và chuẩn bị kỹ lưỡng. Từ việc đăng ký tài khoản đến thiết lập giao diện, phương thức vận chuyển đều sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Cách đăng ký tài khoản Shopee từ A-Z

Bước 1: Truy cập vào website chính thức: https://shopee.vn và nhấn vào nút "Đăng ký" ở góc trên cùng bên phải.

Bước 2: Nhập các thông tin cần thiết vào mẫu đăng ký:

  • Số điện thoại: Điền số điện thoại cá nhân chưa từng sử dụng để đăng ký tài khoản Shopee trước đó.
  • Mã xác minh: Sau khi nhập số điện thoại, Shopee sẽ gửi mã xác minh gồm 6 chữ số về số điện thoại vừa nhập. Nhập chính xác mã này vào ô xác thực.
  • Mật khẩu: Tạo mật khẩu có độ dài từ 8 đến 16 ký tự, trong đó phải bao gồm ít nhất một chữ cái viết hoa và một chữ cái viết thường để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Sau khi hoàn tất các thông tin, bạn nhấn "Đăng ký" để tạo tài khoản. Như vậy, bạn đã hoàn tất quá trình đăng ký bán hàng trên nền tảng Shopee.

Lưu ý: Tên đăng nhập không được chứa dấu cách, ký tự đặc biệt và không được trùng với tài khoản đã có sẵn. Nếu tên bạn chọn bị trùng, có thể thêm một vài ký tự hoặc con số để tạo tên duy nhất.

 Cách tối ưu thông tin và giao diện gian hàng chuyên nghiệp

Sau khi tạo tài khoản Shopee thành công, bạn vẫn chỉ có thể sử dụng các tính năng mua hàng. Để bắt đầu kinh doanh, bạn cần thực hiện một vài bước thiết lập cơ bản cho gian hàng như sau:

Bước 1: Truy cập vào https://banhang.shopee.vn hoặc chọn mục “Kênh người bán” ngay trên trang chủ Shopee.

Bước 2: Tiến hành cấu hình các thông tin cần thiết cho gian hàng:

  • Vận chuyển: Tại mục này, bạn có thể theo dõi tình trạng các đơn hàng đang được giao, xử lý đơn hàng hàng loạt cũng như tùy chỉnh bật/tắt các đơn vị vận chuyển bạn muốn sử dụng. Các đơn vị hỗ trợ vận chuyển hiện tại bao gồm: Shopee Express, J&T Express, Giao Hàng Nhanh, Viettel Post, VNPost Nhanh, VNPost Tiết Kiệm, Giao Hàng Tiết Kiệm, BEST Express, Ninja Van và GrabExpress.
  • Tài chính: Bạn sẽ cần thiết lập các mục như phương thức thanh toán, Ví Shopee và liên kết tài khoản ngân hàng. Khi thiết lập ví và tài khoản ngân hàng, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập lại mật khẩu tài khoản để đảm bảo bảo mật. Đây là nơi Shopee sẽ chuyển tiền từ những đơn hàng bạn bán thành công nên hãy điền thông tin ngân hàng một cách chính xác.
  • Quản lý shop: Đây là phần giúp bạn hoàn thiện hồ sơ gian hàng, tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng.

                 + Ảnh đại diện & ảnh bìa: Chọn hình ảnh đại diện liên quan đến sản phẩm hoặc thương hiệu.

                 + Tên shop: Bạn có thể đặt tên mới cho shop, khác với tên tài khoản đăng nhập. Nên chọn tên rõ ràng, dễ nhớ, không dùng ký tự đặc biệt, độ dài không quá 30 ký tự.

                 + Hình ảnh & video sản phẩm: Ưu tiên ảnh thật, rõ nét, nền sáng để làm nổi bật sản phẩm. Hạn chế sử dụng ảnh sao chép trên mạng để tăng sự tin tưởng từ người mua.

                 + Mô tả shop: Giới thiệu ngắn gọn về shop, có thể kèm thêm địa chỉ, khu vực, thời gian phản hồi tin nhắn và các ưu đãi đang triển khai.

                 + Sau khi hoàn tất các phần này, bạn nhớ nhấn “Lưu” để cập nhật thông tin.

  • Thiết lập shop: Tại đây, bạn cần nhập địa chỉ lấy hàng để các đối tác vận chuyển có thể đến tận nơi nhận hàng. Có thể chọn địa chỉ có sẵn hoặc thêm mới - Shopee cho phép bạn lưu tối đa 10 địa chỉ.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến các mục khác như:

  • Chăm sóc khách hàng: Thiết lập tin nhắn tự động phản hồi khách.
  • Thiết lập khác: Cho phép người mua trả giá hoặc kích hoạt chế độ nghỉ khi bạn tạm dừng hoạt động bán hàng.
20250424_jOmOozYb.jpg

Đăng sản phẩm chuẩn Shopee, tăng khả năng tiếp cận

Việc đăng sản phẩm đúng cách không chỉ giúp gian hàng chuyên nghiệp hơn mà còn giúp tăng đáng kể khả năng hiển thị trên Shopee. Một bài đăng chuẩn chỉnh, đầy đủ thông tin và bắt mắt sẽ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Hướng dẫn từng bước đăng sản phẩm

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: banhang.shopee.vn

Bước 2: Trong giao diện Kênh Người Bán, chọn mục Quản lý sản phẩm và nhấn vào nút Thêm sản phẩm mới.

Bước 3: Đặt tên cho sản phẩm

Tên sản phẩm nên bao gồm đầy đủ: tên mặt hàng + thương hiệu + đặc điểm nổi bật. Ví dụ: Nước Tẩy Trang làm sạch sâu dịu nhẹ cho mọi loại da - Garnier Micellar Cleansing Water 400ml. Cách đặt tên rõ ràng sẽ giúp người mua dễ tìm kiếm và hiểu ngay về sản phẩm.

Bước 4: Chọn ngành hàng phù hợp

Bạn có thể tự lựa chọn ngành hàng theo cảm nhận hoặc dựa vào gợi ý mà Shopee đề xuất. Việc chọn đúng danh mục sẽ giúp sản phẩm hưởng đúng các ưu đãi, mã giảm giá cho nhóm hàng đó và hiển thị đến đúng nhóm khách hàng tiềm năng. Sau khi chọn xong, nhấn Tiếp theo.

Bước 5: Cập nhật thông tin chi tiết sản phẩm

  • Mô tả sản phẩm: Nội dung mô tả cần chân thực, dễ hiểu, tránh sao chép từ nơi khác. Thông tin phải được trình bày rõ ràng, giúp giải đáp các thắc mắc thường gặp của người mua. Mô tả nên đủ dài để cung cấp các chi tiết cần thiết mà không bị lan man.
  • Thông tin cơ bản: Tùy thuộc vào ngành hàng đã chọn, bạn sẽ điền thêm các thông số cụ thể như chất liệu, xuất xứ, màu sắc,...
  • Thông tin bán hàng: Nhập giá bán, số lượng hàng trong kho. Bạn cũng có thể thêm tùy chọn phân loại sản phẩm như kích thước, màu sắc hoặc nhiều mức giá. Nếu muốn thúc đẩy doanh số, bạn có thể bật tính năng bán buôn để khách được chiết khấu khi mua số lượng lớn.
  • Hình ảnh và video: Tải lên các hình ảnh và video thật, rõ nét của sản phẩm. Ưu tiên hình chụp trực tiếp để tăng độ tin cậy với người mua.
  • Thông tin vận chuyển: Cung cấp chính xác trọng lượng (tính theo gam) và kích thước sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh (tính theo cm). Sai số ở bước này có thể khiến phí vận chuyển bị tính sai. Sau đó, chọn các đơn vị vận chuyển bạn muốn kích hoạt để giao hàng.
  • Thông tin khác:
  • Hàng đặt trước: Nếu sản phẩm có sẵn, chọn “Không”. Shopee yêu cầu đơn phải được giao cho đơn vị vận chuyển trong vòng 2 ngày. Nếu là hàng order, chọn “Đồng ý” và thiết lập thời gian lấy hàng từ 7 đến 30 ngày.
  • Tình trạng sản phẩm: Chọn giữa “Mới” hoặc “Đã qua sử dụng”.
  • Mã SKU: Bạn có thể nhập mã SKU quản lý nội bộ. Nếu chưa sử dụng mã này, có thể bỏ qua.

Bước 6: Kiểm tra lại toàn bộ nội dung đã nhập. Sau khi hoàn tất, nhấn nút Lưu & Hiển thị để sản phẩm được công khai trên Shopee.

Cách tối ưu hình ảnh, tiêu đề và mô tả chuẩn SEO

Tiêu đề sản phẩm phải được đặt rõ ràng, chứa từ khóa chính và phụ phù hợp với ý định tìm kiếm của khách hàng. Nên sử dụng ảnh tự chụp để trở nên độc nhất, ảnh phải sắc nét, nền sáng, thể hiện rõ đặc điểm sản phẩm từ nhiều góc độ. Mô tả cần chi tiết nhưng ngắn gọn, bao gồm thông tin về công dụng, kích thước, chất liệu và cách sử dụng nếu cần. Kinh nghiệm bán hàng trên Shopee cho thấy, sản phẩm có mô tả rõ ràng và hình ảnh chuyên nghiệp thường nhận được nhiều lượt mua hơn hẳn.

Một số lưu ý quan trọng cần biết khi đăng sản phẩm

Lưu ý đặc thù theo từng ngành hàng khi đăng sản phẩm trên Shopee:

  • Mỹ phẩm: Bắt buộc cung cấp giấy tờ chứng minh rõ ràng nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm. Phần hình ảnh cần đủ góc cạnh, rõ nét. Mô tả cũng phải thể hiện được thông tin về xuất xứ để tăng độ tin cậy.
  • Đồng hồ: Phải trình bày đầy đủ các thông số như đường kính mặt đồng hồ, độ dài dây đeo, tính năng chống nước (nếu có) và thông tin bảo hành cụ thể.
  • Nhà cửa đời sống & Thực phẩm: Mô tả chi tiết phải có thông tin về xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, giúp khách hàng yên tâm khi đặt mua.
  • Thực phẩm chức năng, voucher điện tử và các dịch vụ thuộc danh mục nhà sách online: Cần bổ sung tài liệu chứng minh bạn có quyền phân phối, kinh doanh các sản phẩm này để Shopee kiểm duyệt.

Về việc nhập khối lượng và kích thước sản phẩm:

  • Luôn đo và nhập thông số dựa trên gói hàng sau khi đã đóng gói hoàn chỉnh (bao gồm hộp hoặc bao bì).
  • Nên tra cứu kỹ lưỡng các quy định về giới hạn kích thước, trọng lượng của từng đơn vị vận chuyển bạn sẽ sử dụng để tránh bị từ chối vận chuyển.
  • Không nên khai thấp hơn thực tế, vì nếu trọng lượng hoặc kích thước bị sai lệch, đơn hàng có thể bị hoàn trả, gây gián đoạn cho quá trình bán hàng.
  • Ngược lại, khai báo vượt quá thực tế cũng không có lợi, vì phí vận chuyển sẽ bị đội lên cao, dễ khiến khách hàng từ chối đơn vì chi phí phát sinh.

7 kinh nghiệm bán hàng trên Shopee hiệu quả nhất

Chọn sản phẩm và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn

Khi bắt đầu bán hàng trên Shopee, bạn có thể cân nhắc giữa hai nhóm sản phẩm:

  • Sản phẩm phổ thông: Là những mặt hàng có nhu cầu cao như quần áo, đồ gia dụng... Tuy nhiên, thị trường này có mức độ cạnh tranh lớn, nhất là về giá cả. Nếu chọn hướng đi này, bạn cần nguồn vốn tốt để nhập số lượng lớn và chấp nhận biên lợi nhuận thấp để tăng doanh số.
  • Sản phẩm ngách: Dành cho người mới, vốn ít, như đồ dùng cho người béo, dụng cụ làm bánh… Nhóm sản phẩm này có ít người bán, mức độ cạnh tranh thấp, hướng đến đối tượng khách cụ thể. Để kinh doanh hiệu quả, bạn cần hiểu lợi ích sản phẩm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu.

Với những người đã có kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh, việc kết hợp cả hai nhóm hàng sẽ giúp tối ưu hiệu quả kinh doanh trên Shopee.

Đầu tư ảnh sản phẩm chất lượng cao

Hình ảnh là yếu tố đầu tiên thu hút người mua khi họ lướt Shopee. Một bức ảnh rõ nét, ánh sáng tốt, bố cục đẹp sẽ giúp sản phẩm nổi bật giữa hàng trăm lựa chọn khác. Bạn nên chụp ảnh từ nhiều góc độ, kết hợp ảnh thật và ảnh chụp trong khung cảnh chuyên nghiệp để tạo độ tin cậy. Đặc biệt, tránh sử dụng ảnh mờ, thiếu sáng hoặc lấy từ internet vì dễ làm mất điểm trong mắt khách hàng. Một bộ ảnh đầu tư bài bản sẽ nâng tầm sản phẩm và tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng.

Viết mô tả rõ ràng, hấp dẫn, chứa từ khóa phù hợp

Phần mô tả sản phẩm không chỉ giúp khách hiểu rõ hơn về món hàng mà còn là công cụ đắc lực để SEO trên Shopee. Bạn nên trình bày nội dung ngắn gọn, dễ đọc, chia đoạn hợp lý và nhấn mạnh vào lợi ích nổi bật. Đồng thời nên khéo léo lồng ghép từ khóa liên quan để tăng khả năng hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Không nên sao chép nội dung từ shop khác vì sẽ làm giảm độ tin cậy mà phải tự tạo ra nội dung độc nhất. Mô tả càng tự nhiên, càng chân thật thì càng dễ tạo niềm tin và thúc đẩy quyết định mua hàng.

Xem thêm: Cách viết mô tả shop trên Shopee chuẩn SEO tăng doanh số

Cạnh tranh giá thông minh - không phá giá

Khi kinh doanh trên Shopee, cạnh tranh giá là một yếu tố quan trọng, nhưng không phải lúc nào cũng cần phải hạ giá thấp nhất. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để nhận lại sản phẩm cung cấp giá trị vượt bậc cho họ. Cạnh tranh thông minh giúp bạn duy trì lợi nhuận bền vững, đồng thời xây dựng uy tín lâu dài thay vì rơi vào cuộc đua giảm giá không có hồi kết.

Phản hồi nhanh và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Phản hồi nhanh chóng và thái độ chuyên nghiệp trong việc chăm sóc khách hàng là chìa khóa để tạo dựng lòng tin và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Người bán nên trả lời câu hỏi của khách một cách chính xác, kịp thời và thân thiện. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt không chỉ giữ chân khách cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới qua những đánh giá tích cực.

Tận dụng khuyến mãi và mã giảm giá để kích cầu

Khuyến mãi và mã giảm giá là công cụ mạnh mẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng, đặc biệt trong các dịp lễ tết hoặc mùa mua sắm cao điểm. Tuy nhiên, thay vì giảm giá quá sâu, bạn có thể tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như mua 2 tặng 1, giảm giá theo mức đơn hàng hoặc miễn phí vận chuyển để kích cầu mua sắm mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.

Đánh giá và cải tiến liên tục qua phản hồi từ khách hàng

Khách hàng là nguồn thông tin quý giá nhất để shop cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều quan trọng là phải luôn lắng nghe và ghi nhận phản hồi của khách hàng để cải thiện trải nghiệm mua sắm trên Shopee. Việc thay đổi và nâng cấp sản phẩm, dịch vụ dựa trên phản hồi sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Hiểu rõ quy trình thanh toán & phí bán hàng trên Shopee

Quản lý dòng tiền chặt chẽ giúp bạn yên tâm tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ. Nắm vững cách thức thanh toán cũng như các loại phí liên quan chính là một phần quan trọng trong kinh nghiệm bán hàng trên Shopee, giúp bạn tối ưu lợi nhuận và tránh rủi ro không đáng có.

Cách thức thanh toán giữa người bán và người mua

Hiện tại, Shopee hỗ trợ 3 phương thức thanh toán giữa người mua và người bán:

  • Thanh toán trực tiếp: Người mua đến địa chỉ của người bán để thanh toán và nhận hàng.
  • Thanh toán COD (Cash on Delivery): Người mua nhận hàng tại địa chỉ và thanh toán ngay khi giao. Shopee sẽ giữ tiền của bạn một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo người mua không có khiếu nại hoặc yêu cầu đổi trả. Nếu không có vấn đề gì xảy ra sau thời gian này, Shopee sẽ chuyển tiền cho bạn.
  • Thanh toán Online: Người mua thanh toán trực tuyến qua các phương thức như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc ví điện tử.

Mỗi phương thức đều có quy trình xử lý công khai và minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho cả người mua lẫn người bán.

20250424_miAfr5ej.jpg

Hướng dẫn rút tiền từ Ví Shopee về tài khoản ngân hàng

Khi bán hàng trên Shopee, doanh thu của bạn sẽ được chuyển vào Ví Shopee. Bạn có thể rút tiền từ Ví Shopee về tài khoản ngân hàng bất kỳ lúc nào. Có hai phương thức để thực hiện việc rút tiền:

Rút tiền tự động: Để kích hoạt chức năng rút tiền tự động, bạn cần làm theo các bước sau: vào Ví Shopee, chọn Thiết lập ví, và kích hoạt Rút tiền tự động. Sau khi kích hoạt, bạn sẽ lựa chọn tần suất rút tiền, bao gồm:

  • Rút tiền hàng tuần: Tiền sẽ được tự động chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn vào mỗi thứ Ba hàng tuần.
  • Rút tiền hàng tháng: Tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của bạn vào mỗi ngày 15 hàng tháng.

Sau khi chọn tài khoản ngân hàng và nhập số tiền muốn rút, bạn cần nhập mã PIN để hoàn tất giao dịch.

Rút tiền thủ công:

  • Trước khi rút tiền, hãy kiểm tra số lần rút tiền miễn phí còn lại trong tuần.
  • Chọn tài khoản ngân hàng nhận tiền và nhập số tiền cần rút.
  • Sau khi xác nhận, cửa sổ nhập mã PIN sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần nhập đúng mã PIN để hoàn tất quá trình rút tiền.

Lưu ý khi rút tiền:

  • Nếu bạn chọn hình thức rút tiền tự động hàng tuần, bạn vẫn có một lần rút tiền thủ công miễn phí mỗi tuần.
  • Nếu chọn rút tiền tự động hàng tháng, bạn sẽ có tối đa 4 lần rút tiền thủ công miễn phí mỗi tháng.
  • Nếu vượt quá số lượt miễn phí, mỗi giao dịch rút tiền sẽ tốn 11.000 VND.
  • Mức tiền rút tối đa trong một ngày là 300.000.000 VND. Nếu bạn muốn rút số tiền vượt quá hạn mức này, bạn có thể liên hệ với bộ phận Chăm sóc khách hàng của Shopee để được hỗ trợ.

Các loại phí bán hàng Shopee cần nắm rõ để tránh lỗ 

Shopee thông báo rằng kể Từ ngày 02/01/2024, sàn sẽ thu một khoản phí giao dịch từ các nhà bán hàng. Điều này có nghĩa là tất cả các nhà bán hàng trên Shopee sẽ phải trả phí cho mỗi đơn hàng.

Mức phí thu được áp dụng cho mỗi đơn hàng giao thành công là 4%. Phí này được tính dựa trên tổng giá trị thanh toán mà người mua thực hiện, bao gồm giá trị sản phẩm, phí vận chuyển và các khoản giảm giá hoặc khuyến mãi (nếu có). Công thức tính phí thanh toán cụ thể như sau:

Phí thanh toán = (Tổng giá trị đơn hàng + Phí vận chuyển - Khuyến mãi đã áp dụng) x ?%

Mức phí ?% sẽ được thay đổi và áp dụng tùy vào phương thức thanh toán, bao gồm thanh toán COD, thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và ví điện tử Airpay. Phí này sẽ được trừ trực tiếp trên mỗi đơn hàng trước khi tiền bán hàng được chuyển vào Ví Shopee của người bán.

KẾT LUẬN

Để bán hàng trên Shopee hiệu quả, bạn cần có chiến lược rõ ràng, kinh nghiệm bán hàng trên Shopee và không ngừng cải tiến gian hàng của mình. Việc tối ưu hóa mô tả sản phẩm, hình ảnh và SEO là những yếu tố quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Bằng cách áp dụng những chiến lược bên trên, bạn sẽ có thể đạt được thành công lâu dài trên Shopee. Hãy bắt đầu ngay hôm nay và xây dựng một gian hàng thu hút và hiệu quả!

Tác giả: Tín Tmark