- Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- thanhtin@tmark.vn
-
Cập nhật: 28/04/2025
Chính sách Shopee 2025 được cập nhật đã có nhiều thay đổi quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh bán hàng trên nền tảng này. Để bảo vệ quyền lợi, tránh rủi ro và duy trì uy tín của gian hàng, người bán cần nắm rõ các quy định mới nhất. Trong bài viết này, Tổng kho buôn sỉ sẽ cập nhật chi tiết chính sách bán hàng trên Shopee để giúp bạn hiểu rõ các quy định, phí và thuế cũng như các lỗi vi phạm cần tránh để hoạt động kinh doanh trên Shopee hiệu quả và lâu dài.
Chính sách Shopee là bộ quy định và hướng dẫn mà người bán phải tuân thủ khi kinh doanh trên nền tảng này. Các chính sách này được đưa ra để đảm bảo hoạt động của Shopee diễn ra minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền lợi của cả người mua lẫn người bán. Đặc biệt, chính sách bán hàng trên Shopee yêu cầu người bán phải thực hiện các bước chuẩn bị sản phẩm, đăng bán, giao hàng và xử lý khiếu nại đúng với quy trình được đưa ra để không vi phạm các quy định của nền tảng.
Các chính sách của Shopee bao gồm nhiều khâu bán hàng như việc đăng bán sản phẩm hợp lệ, xử lý đơn hàng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý thuế, phí. Việc nắm vững và tuân thủ các chính sách này không chỉ giúp người bán tránh hạn chế rủi ro bị phạt mà còn tạo dựng uy tín và phát triển lâu dài trên Shopee. Thường xuyên cập nhật các thay đổi trong chính sách giúp người bán duy trì hoạt động ổn định và phát triển lâu dài trên nền tảng thương mại điện tử này.
Tuân thủ chính sách Shopee không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn giúp người bán phát triển bền vững và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Các quy định này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi người mua mà còn đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng cho tất cả người bán.
Một trong những lý do quan trọng nhất khi tuân thủ chính sách bán hàng trên Shopee là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Shopee luôn chú trọng đến trải nghiệm người mua và nếu người bán không tuân thủ theo quy định được đều ra thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của khách hàng. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng với giá trị mô tả và giao hàng đúng hạn sẽ giúp tạo ra lòng tin vững chắc từ phía khách hàng, đồng thời tránh các khiếu nại, tranh chấp không đáng có.
Chính sách Shopee nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, nơi tất cả người bán có cơ hội được cạnh tranh bình đẳng. Khi tuân thủ các quy định về việc đăng bán sản phẩm, giá cả và các dịch vụ kèm theo, người bán không chỉ tránh khả năng vi phạm mà còn góp phần vào sự phát triển văn minh chung của nền tảng. Việc duy trì tính minh bạch và công bằng trong các giao dịch sẽ giúp Shopee duy trì sự ổn định và tránh tình trạng gian lận, tạo ra sự công bằng cho mọi người bán.
Tuân thủ chính sách bán hàng trên Shopee giúp tăng cường sự uy tín và độ tin cậy cho thương hiệu của bạn. Khách hàng luôn đánh giá cao các cửa hàng có chính sách rõ ràng, minh bạch và luôn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng. Khi người bán tuân thủ đầy đủ các quy định từ đăng bán sản phẩm đến xử lý đơn hàng, họ sẽ có được sự tin tưởng từ phía khách hàng, góp phần tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực và bền vững trong tâm trí người tiêu dùng.
Không tuân thủ chính sách Shopee có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc bị khóa tài khoản hoặc bị phạt nặng. Shopee có những cơ chế giám sát và xử lý vi phạm rất nghiêm ngặt. Nếu vi phạm các quy định liên quan đến việc đăng bán sản phẩm giả, không đúng chất lượng hoặc giao hàng trễ hạn, người bán có thể bị phạt hoặc thậm chí tạm ngừng hoạt động trong một thời gian. Để tránh những rủi ro này, người bán cần nắm rõ các quy định và tuân thủ chúng một cách nghiêm túc.
Chính sách Shopee không chỉ được áp dụng cho những người bán đã đăng ký tài khoản trên nền tảng mà còn cho các đối tác tham gia vào hệ sinh thái của Shopee. Bất kỳ ai tham gia vào quá trình giao dịch kể cả người bán lẫn người mua, từ việc đăng bán sản phẩm, quảng cáo cho đến vận chuyển và xử lý đơn hàng đều phải tuân thủ các quy định của Shopee. Việc này giúp bảo vệ cả người bán và người mua, đảm bảo hoạt động trên nền tảng diễn ra suôn sẻ, tránh những tranh chấp không đáng có.
Ngoài các cửa hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, những người bán tham gia Shopee Mall cũng cần phải tuân thủ chính sách bán hàng trên Shopee một cách nghiêm ngặt. Các yêu cầu đối với Shopee Mall có phần khắt khe hơn, bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và thời gian giao hàng. Việc nắm vững các quy định này giúp các gian hàng duy trì được sự tin cậy của người tiêu dùng và kinh doanh thuận lợi hơn.
Khi bắt đầu bán hàng trên Shopee, nhiều người bán thắc mắc liệu có phải trả phí hay không và các khoản phí cụ thể trong chính sách Shopee là gì. Nắm được những khoản phí phải trả giúp người bán đưa ra những chiến lược định giá trên sàn đúng đắn hơn, đảm bảo cung cấp sản phẩm với giá cả hợp lý cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận.
Hiện nay, chính sách bán hàng trên Shopee quy định có 3 loại phí bán hàng cơ bản, bao gồm: Phí thanh toán, phí cố định và phí dịch vụ.
Phí thanh toán được áp dụng khi đơn hàng chuyển sang trạng thái “Đã giao” hoặc nếu có yêu cầu hoàn tiền được Shopee chấp nhận là “Hoàn tiền ngay” (ngoại trừ lý do "Chưa nhận được hàng").
Theo quy định của Shopee, người bán phải chịu phí thanh toán cho Shopee từ mỗi đơn hàng thành công. Phí này sẽ được Shopee tự động trừ trực tiếp từ số tiền thanh toán của đơn hàng trước khi ghi nhận vào số dư tài khoản Shopee của người bán.
Phí cố định là khoản phí được áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm và sử dụng dịch vụ của người bán khi thực hiện thành công trên nền tảng Shopee. Phí này áp dụng đối với các đơn hàng có trạng thái “Đã giao” hoặc khi có yêu cầu hoàn tiền/hoàn hàng được người bán hoặc Shopee chấp nhận với lý do “Hoàn tiền ngay” (trừ lý do “Chưa nhận được hàng”).
Mức phí cố định có sự khác biệt tùy vào loại người bán:
Đối với người bán không thuộc Shopee Mall: Từ ngày 03/07/2024, Shopee sẽ áp dụng mức phí cố định mới là 4% (bao gồm VAT) đối với các đơn hàng thành công của người bán không thuộc Shopee Mall. Phí này áp dụng cho các đơn hàng “Đã giao” hoặc đơn hàng có yêu cầu hoàn hàng/hoàn tiền được chấp nhận “Hoàn tiền ngay” (trừ lý do “Chưa nhận được hàng”).
Đối với người bán thuộc Shopee Mall: Mức phí cố định sẽ thay đổi tùy theo ngành hàng sản phẩm của từng shop.
Lưu ý: Mức phí cố định đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Đối tượng áp dụng: Người bán tham gia cả 2 hoặc 1 trong 2 chương trình: Chương trình Voucher Xtra - Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra.
Phí dịch vụ là khoản phí áp dụng đối với người bán khi sử dụng Chương trình Voucher Xtra hoặc Gói Miễn Phí Vận Chuyển Freeship Xtra trên Shopee. Sau khi đơn hàng hoàn tất, phí này sẽ được tự động trừ trực tiếp từ tài khoản của người bán.
Mức phí dịch vụ gói Voucher Xtra (đã bao gồm VAT) là 3% giá trị mỗi sản phẩm (tối đa 50.000đ/ sản phẩm). Cách thức thanh toán phí dịch vụ gói Voucher Xtra sẽ được tính trên các đơn của Shop được giao thành công hoặc có yêu cầu “Trả hàng hoàn tiền” được chấp nhận hoàn tiền ngay (trừ lý do “Chưa nhận được hàng”).
Quản lý và thu thuế từ các hoạt động kinh doanh trên Shopee là trách nhiệm của Cơ quan Thuế (CQT). CQT sẽ áp dụng các biện pháp và căn cứ vào quy định thuế để hướng dẫn người bán hàng (NBH) trong việc xác định, kê khai thu nhập và có thể đưa ra quyết định truy thu thuế nếu cần.
Shopee hoạt động như một nền tảng giao dịch thương mại điện tử, không chuyên về thuế và không có thẩm quyền cung cấp hướng dẫn về việc chuẩn bị các giấy tờ hoặc thông tin theo yêu cầu của CQT. Tuy nhiên, Shopee sẵn sàng hỗ trợ và hợp tác với NBH và CQT khi có yêu cầu, để đảm bảo quy trình kê khai và nộp thuế của NBH diễn ra suôn sẻ.
Theo Nghị định 91/2022/NĐ-CP, Shopee có nghĩa vụ cung cấp thông tin của NBH cho CQT nhằm hỗ trợ công tác thu thuế và quản lý thuế.
Hiện tại, Shopee không thay mặt NBH thực hiện kê khai hay nộp thuế. NBH sẽ tự thực hiện các nghĩa vụ thuế theo hướng dẫn của CQT địa phương. Shopee cam kết sẽ hỗ trợ và phối hợp với NBH và CQT để việc kê khai và nộp thuế của NBH được thuận lợi.
Shopee giới thiệu Gói Freeship Xtra dành cho tất cả các Nhà bán hàng trong Shopee Mall. Chính sách này nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng và hỗ trợ Nhà bán hàng tăng trưởng doanh thu.
Từ ngày 03/07/2024, Shopee sẽ áp dụng mức Phí Thanh Toán mới là 5% (đã bao gồm thuế GTGT) đối với tất cả các đơn hàng thành công (đơn hàng đã giao) hoặc các đơn hàng yêu cầu Trả hàng/Hoàn tiền mà Người bán/Shopee đã chấp nhận “Hoàn tiền ngay” (trừ trường hợp khách hàng chưa nhận được hàng).
Phí dịch vụ đối với NBH Shopee Mall được điểu chỉnh như sau:
Shopee luôn cập nhật các quy định nhằm đảm bảo trải nghiệm mua bán an toàn và thuận tiện cho cả người bán và người mua. Để duy trì chất lượng và sự công bằng trên nền tảng, người bán cần tuân thủ các chính sách bán hàng của Shopee.
Với chính sách mới của Shopee, việc đăng bán sản phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng và nguồn gốc sản phẩm. Việc đăng bán hàng giả, hàng nhái hoặc các sản phẩm vi phạm bản quyền sẽ bị xử lý nghiêm ngặt. Người bán có thể bị khóa tài khoản hoặc bị xử phạt tài chính nếu vi phạm các quy định này. Chính sách Shopee yêu cầu tất cả sản phẩm được đăng bán phải rõ ràng về thông tin và xuất xứ để bảo vệ quyền lợi của người mua.
Shopee đã đưa ra các quy định về giới hạn số lượng sản phẩm được đăng bán đối với một số ngành hàng nhất định để tránh tình trạng hàng tồn kho hoặc gian lận thương mại. Điều này cũng giúp bảo vệ người mua khỏi các sản phẩm không rõ nguồn gốc và giúp tăng sự minh bạch và uy tín trong hệ sinh thái của Shopee. Người bán cần kiểm tra kỹ các quy định về số lượng sản phẩm được phép bán trong từng ngành hàng để tránh bị vi phạm chính sách bán hàng trên Shopee.
Shopee cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể sáng tạo, bảo vệ những sản phẩm được đăng bán trên nền tảng. Nếu phát hiện vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ, Shopee có quyền yêu cầu gỡ bỏ sản phẩm và xử lý các tài khoản vi phạm. Chính sách này giúp bảo vệ quyền lợi của các thương hiệu và đảm bảo môi trường mua bán công bằng. Người bán cần tuân thủ các quy định về bản quyền, sáng chế và nhãn hiệu khi đăng bán sản phẩm.
Chính sách Shopee năm 2025 đã cải thiện quy trình xử lý đơn hàng để tối ưu hóa trải nghiệm của người mua. Người bán phải đảm bảo các đơn hàng được xử lý đúng hạn và không để xảy ra tình trạng hủy đơn hàng không hợp lý. Shopee sẽ giám sát chặt chẽ quá trình giao hàng và có biện pháp xử lý kịp thời với các đơn hàng bị chậm trễ hoặc có dấu hiệu gian lận. Việc tuân thủ quy trình này giúp người bán tăng cơ hội bán hàng và cải thiện điểm đánh giá trên nền tảng.
Sản phẩm Đặt trước trên Shopee là một hình thức bán hàng cho phép người mua đặt hàng trước và nhận hàng sau khi sản phẩm về kho. Người bán cần tuân thủ các quy định về thời gian giao hàng và thông tin sản phẩm khi tham gia chương trình Đặt trước. Chính sách Shopee yêu cầu người bán cung cấp thông tin chính xác về thời gian giao hàng và tình trạng sản phẩm để tránh xảy ra tranh chấp với khách hàng.
Sản phẩm spam là các sản phẩm được đăng bán một cách lặp đi lặp lại với cùng một nội dung, hình ảnh hoặc thông tin không hợp lệ. Shopee sẽ xử lý các tài khoản vi phạm bằng cách xóa các sản phẩm này và có thể áp dụng các hình thức xử lý nghiêm khắc đối với người bán. Việc đăng tải sản phẩm spam không chỉ vi phạm chính sách bán hàng trên Shopee mà còn ảnh hưởng đến uy tín của người bán và trải nghiệm của khách hàng.
Để đảm bảo sản phẩm được bán đúng cách và đạt hiệu quả cao, người bán cần tuân thủ đầy đủ các quy định của Shopee về hình ảnh, mô tả và thông tin sản phẩm. Hình ảnh sản phẩm phải rõ ràng, chất lượng cao và chính xác. Mô tả sản phẩm cần cung cấp thông tin chi tiết về các tính năng, công dụng và nguồn gốc. Việc tuân thủ đúng chuẩn các quy định này sẽ giúp tăng cơ hội hiển thị sản phẩm và thu hút khách hàng trên nền tảng.
Shopee yêu cầu người bán phải tuân thủ chính sách giao tiếp với khách hàng một cách lịch sự và chuyên nghiệp. Việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp, gửi thông điệp quảng cáo không đúng cách hay gây cản trở quá trình mua hàng có thể bị Shopee xử lý. Đặc biệt, Shopee nghiêm cấm các hành động giao dịch ngoài sàn. Chính sách mới này nhằm duy trì một môi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi khách hàng và giúp người bán phát triển lâu dài trên nền tảng.
Việc tuân thủ chính sách Shopee là để đảm bảo môi trường mua bán minh bạch và an toàn. Có một số hành vi khi buôn bán bị xem là rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến hậu quả bị phạt nặng, tạm ngưng hoặc khoá tài khoản.
Shopee thường xuyên tổ chức các chương trình mã giảm giá và trợ giá nhằm hỗ trợ Người bán thúc đẩy doanh thu hiệu quả và để cho Người mua có được trải nghiệm mua sắm tuyệt vời với mức giá phải chăng. Tuy nhiên, Shopee nghiêm cấm mọi hành vi gian lận liên quan đến các chương trình này như:
Shopee liên tục giám sát và kiểm tra để đảm bảo Người bán tuân thủ đúng Tiêu chuẩn Cộng đồng cũng như các quy định về phòng chống gian lận. Nếu phát hiện vi phạm, Người bán có thể phải đối mặt với các hình thức xử lý như:
Nếu Shopee nghi ngờ tài khoản của bạn có hành vi gian lận, giá trị trong Số dư tài khoản Shopee sẽ bị tạm giữ (ít nhất là 14 ngày) để tiến hành kiểm tra và xác minh. Trong thời gian này, bạn sẽ không thể sử dụng tính năng Rút tiền hoặc thực hiện giao dịch với Số dư tài khoản Shopee.
Chương trình Tiếp thị Liên kết của Shopee được thiết kế với mục đích giúp quảng bá sản phẩm và dịch vụ của Shopee đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, Shopee nghiêm cấm một số hành vi gian lận liên quan đến chương trình này:
Nếu phát hiện hành vi vi phạm, Shopee sẽ từ chối thanh toán hoa hồng và có quyền bù trừ hoặc thu hồi các khoản thanh toán trước đó, đồng thời yêu cầu người vi phạm hoàn trả số tiền đã nhận.
Các giao dịch không hợp lệ trên Shopee bao gồm những hành vi sau:
Tùy theo mức độ vi phạm, Shopee sẽ áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, bao gồm việc khóa tài khoản vĩnh viễn mà không cần thông báo trước.
Giao kiện hàng trống hoặc gửi sản phẩm không đúng với đơn hàng nghĩa là bưu kiện không chứa món hàng khách đã đặt hoặc chứa một mặt hàng khác. Hành vi này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm mua sắm, uy tín của cửa hàng và hình ảnh của Shopee. Do đó, Shopee cấm tuyệt đối việc lừa đảo khách hàng như giao kiện rỗng hoặc không liên quan. Theo quy định, mỗi vi phạm sẽ bị xử lý bằng cách trừ 3 điểm Sao Quả Tạ.
Khi cập nhật chính sách bán hàng trên Shopee, việc đầu tiên cần làm là theo dõi các thông báo chính thức từ Shopee. Thông qua các bản cập nhật và thông báo, bạn sẽ nắm bắt được những thay đổi về phí, quy định sản phẩm hay các chương trình khuyến mãi mới. Đặc biệt, các thay đổi liên quan đến quy trình giao hàng và xử lý đơn hàng cũng cần được chú trọng để đảm bảo quy trình vận hành không bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, người bán cần rà soát lại toàn bộ hoạt động bán hàng từ sản phẩm, hình ảnh, mô tả, giá cả đến chính sách bảo hành. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ giúp bạn tuân thủ đúng chính sách Shopee mà còn nâng cao trải nghiệm người dùng. Đồng thời, việc thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh cửa hàng theo yêu cầu mới sẽ giúp giảm thiểu rủi ro vi phạm và đảm bảo doanh thu ổn định.
Để xác định xem tài khoản của bạn có vi phạm chính sách Shopee hay không, bước đầu tiên là kiểm tra thông báo từ Shopee. Shopee sẽ gửi thông báo qua email hoặc thông báo trực tiếp trên nền tảng nếu tài khoản của bạn có dấu hiệu vi phạm, ví dụ như vi phạm về giao dịch, sản phẩm hay hành vi của người bán. Bạn cần chú ý đến các cảnh báo về việc bị khóa tài khoản tạm thời, hạn chế một vài tính năng hoặc yêu cầu sửa đổi thông tin sản phẩm.
Ngoài ra, bạn có thể tự kiểm tra các chỉ số quan trọng trong tài khoản như tỷ lệ phản hồi, tỷ lệ giao hàng đúng hạn và chất lượng sản phẩm. Nếu các chỉ số này không đạt yêu cầu hoặc có dấu hiệu bất thường, tài khoản có thể đang vi phạm chính sách bán hàng trên Shopee. Việc theo dõi thường xuyên giúp bạn điều chỉnh hoạt động kịp thời, tránh bị phạt hoặc ảnh hưởng đến uy tín cửa hàng.
Đầu tiên, bạn cần đọc kỹ thông báo vi phạm từ Shopee để hiểu rõ lý do tại sao bị khóa tài khoản. Sau đó, bạn có thể kháng cáo hoặc yêu cầu Shopee xem xét lại nếu bạn cảm thấy vi phạm không hợp lý. Đảm bảo rằng bạn đã tuân thủ tất cả quy định của Shopee trong lần giao dịch tiếp theo để tránh bị vi phạm thêm.
Shopee thường xuyên cập nhật các chính sách và yêu cầu người bán theo dõi thông báo trong Trung tâm Người bán. Bạn có thể truy cập vào mục “Cập nhật Chính sách” trên Shopee Seller Center để tìm hiểu các thay đổi mới và đảm bảo rằng bạn đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về bán hàng, vận chuyển và hoàn trả.
Nếu gặp sự cố thanh toán, bạn có thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ khách hàng của Shopee qua Trung tâm trợ giúp hoặc thông qua ứng dụng Shopee. Họ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán và đảm bảo giao dịch của bạn được xử lý kịp thời.
Xem thêm: Tỷ lệ giao hàng trễ Shopee là gì? Các giải pháp giúp giảm thiểu tỷ lệ này
Chính sách Shopee là yếu tố quan trọng giúp người bán xây dựng một cửa hàng kinh doanh uy tín và hiệu quả. Việc hiểu và áp dụng đúng các chính sách bán hàng trên Shopee không chỉ giúp bạn tránh được các vi phạm mà còn nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu. Đảm bảo rằng bạn luôn theo dõi các cập nhật mới từ Shopee để điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh doanh, từ việc đăng bán sản phẩm cho đến chăm sóc khách hàng, nhằm duy trì sự phát triển bền vững trên nền tảng này.
Tác giả: Tín Tmark
Khám phá chính sách Shopee 2025 mới nhất về quy định bán hàng và các thay đổi quan trọng. Đọc ngay để tránh rủi ro và bảo vệ quyền lợi khi bán hàng!
Bình luận