- Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
- thanhtin@tmark.vn
-
Cập nhật: 15/04/2025
Trong một vài năm trở lại đây, ý tưởng kinh doanh đồ ăn healthy đang ngày càng trở thành xu hướng khởi nghiệp khi người tiêu dùng dần nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe và thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Nắm bắt được cơ hội này, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực với mong muốn tạo dựng thương hiệu. Trong bài viết này, Tổng kho buôn sỉ sẽ mang đến cho bạn những thông tin như cách bắt đầu và bí quyết để kinh doanh trong lĩnh vực này một cách hiệu quả.
Sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó là lý do vì sao đồ ăn healthy trở nên hot trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc kinh doanh đồ ăn healthy sẽ giúp mang lại tiềm năng phát triển lớn nhờ các lý do sau đây:
Nếu trong khoảng thời gian trước đây, người tiêu dùng chỉ quan trọng hương vị của món ăn thì ngày nay họ còn có yêu cầu cao về yếu tố dinh dưỡng và sức khỏe. Do đó, các xu hướng ăn kiêng bảo vệ sức khỏe như eat clean, low-carb và keto đang ngày càng phổ biến. Khi nhu cầu lựa chọn thực phẩm sạch đang ngày càng tăng cao, các doanh nghiệp và cá nhân có thể chiếm được lòng tin và sự trung thành của khách hàng nếu phát triển trong lĩnh vực này.
Người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là những người trẻ, đang ưa chuộng lối sống xanh, ăn uống khoa học và hạn chế tối đa rác thải. Vì là những người tiêu dùng thông minh, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền cao hơn để đổi lại những món thực phẩm tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc rõ ràng và bao bì thân thiện với môi trường. Những doanh nghiệp có thể nắm bắt xu hướng này có thể tạo ra điểm khác biệt và thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
Trong lĩnh vực F&B, thị trường đồ ăn healthy vẫn còn khá mới mẻ và chưa có quá nhiều “ông lớn” chiếm lĩnh. Đây chính là cơ hội tốt để những người có ý định kinh doanh có thể dễ dàng gia nhập hơn và phát triển thương hiệu của riêng họ. Có thể tiết kiệm chi phí ban đầu bằng cách kinh doanh online và mở rộng khi đã có tệp khách hàng ổn định.
Nhu cầu quan tâm về sức khỏe của người dùng không chỉ là một xu hướng thoáng qua mà còn mang tính chất bền vững, lâu dài. Vì vậy, mô hình kinh doanh này không chỉ đáp ứng thị hiếu hiện tại của khách hàng mà còn có khả năng duy trì. Khi đã có hệ sinh thái sản phẩm chất lượng và cung cấp dịch vụ ổn định, bạn có thể mở rộng quy mô và xây dựng thương hiệu cá nhân hoặc nhượng quyền, tạo nguồn thu nhập lâu dài.
Giá đầu vào nguyên liệu của các món ăn healthy có phần cao hơn thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, nếu thương hiệu tạo ra những sản phẩm chất lượng và chăm sóc khách hàng tận tình, họ sẽ sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn để có được trải nghiệm ăn uống sạch, lành mạnh và an toàn. Do đó, kinh doanh đồ ăn healthy có thể mang lại lợi nhuận cao nếu thương hiệu xác định và đi theo đúng định hướng từ ban đầu.
Để bắt đầu kinh doanh đồ ăn healthy, cá nhân và doanh nghiệp có thể xem xét và lựa chọn các hình thức phù hợp với mục tiêu và ngân sách. Dưới đây là một vài mô hình kinh doanh phổ biến:
Kinh doanh online là một lựa chọn phù hợp cho những người mới bắt đầu với vốn ít. Việc tận dụng các trang mạng xã hội với lượng người dùng đông đảo như Facebook, Instagram hay Tiktok sẽ giúp tiếp cận với các đối tượng mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử cũng là một nơi tuyệt vời để mang sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn.
Hình thức này giúp tối ưu chi phí khởi nghiệp là vì nó tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhân sự và giờ làm việc linh hoạt. Với hình thức online, chất lượng món ăn và hình ảnh hấp dẫn, chăm sóc khách hàng nhiệt tình sẽ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu uy tín trong mắt khách hàng.
Việc mở quán ăn chuyên các món healthy sẽ mang đến khả năng đầu tư dài hạn hơn. Mô hình này giúp tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, xây dựng uy tín thương hiệu và mang lại trải nghiệm thực tế tốt hơn để khách hàng dễ dàng đánh giá chất lượng. Tùy vào mục tiêu kinh doanh, bạn có thể lựa chọn mô hình ăn tại chỗ kết hợp take away tại các khu dân cư, văn phòng hoặc gần phòng gym để tiếp cận đúng đối tượng.
Lựa chọn hình thức này sẽ tiết kiệm thời gian xây dựng thương hiệu, nghiên cứu công thức món ăn và chiến lượng marketing. Từ đó, mức rủi ro khi đầu tư kinh doanh cũng giảm đáng kể. Tuy giai đoạn ban đầu có thể đầu tư nhiều hơn nhưng đổi lại, bạn sẽ tiếp cận được nguồn khách hàng có sẵn và đảm bảo sự ổn về lâu dài. Đây là hướng đi an toàn cho những cá nhân muốn đầu tư kinh doanh nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Lĩnh vực kinh doanh đồ ăn healthy đang mở rộng phong phú nhờ vào nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sau đây là một vài xu hướng nổi bật được áp dụng phổ biến:
Nếu lúc trước đồ ăn chay chỉ dành riêng cho người theo đạo hay ăn kiêng thì hiện nay đã trở thành sự lựa chọn phổ biến trong lối sống hiện đại. Nhiều người chuyển sang chế độ ăn chay để thanh lọc cơ thể, kiểm soát cân nặng và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật. Một số người dùng khác lại lựa chọn ăn chay vì liên quan đến những vấn đề tâm linh. Qua đó, có thể thấy nhu cầu sử dụng đồ chay đang ngày càng tăng và sẽ là một thị trường tiềm năng cho các cá nhân hay doanh nghiệp.
Chế độ eat clean tập trung vào việc sử dụng những thực phẩm tự nhiên, hạn chế dầu mỡ, gia vị và các món đồ chế biến sẵn. Mỗi món ăn thường được chế biến bằng cách đơn giản như áp chảo, luộc hoặc hấp để giữ lại dưỡng chất và hương vị tự nhiên của thực phẩm. Khác với ăn chay, phương pháp eat clean hoàn toàn có thể sử dụng thịt kèm với rau xanh khi chế biến món ăn. Vì vậy, eat clean sẽ giúp tiếp cận nhiều đối tượng tiềm năng hơn. Khi triển khai kinh doanh thực phẩm healthy, eat clean là concept được ưa chuộng vì dễ kết hợp các nguyên liệu và có thể thay đổi thực đơn đa dạng theo mùa.
Chế độ low carb và keto là phương pháp giúp cơ thể đốt mỡ thay vì tiêu thụ đường để tạo năng lượng cho cơ thể. Các món ăn trong chế độ ăn này thường giàu protein, các chất béo tốt và rau xanh nên đặc biệt phù hợp với những đối tượng đang giảm cân siết dáng và tập gym. Nhu cầu về thực đơn theo chế độ này đang ngày càng tăng ở nhóm khách hàng có lối sống năng động, chú trọng đến cả sức khỏe lẫn sắc đẹp.
Người tiêu dùng hiện đang ưu tiên lựa chọn những sản phẩm hữu cơ, không chứa chất bảo quản, không đường tinh luyện và không gluten. Những thực phẩm đảm bảo các yếu tố này sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và hạn chế dị ứng. Nhóm thực phẩm này đặc biệt phù hợp với nhóm khách hàng bao gồm phụ nữ và người ăn kiêng vì giúp mang lại vẻ đẹp từ bên trong. Ngoài ra, đối tượng trẻ em cũng dễ dàng tiếp cận vì an toàn cho sức khỏe.
Meal prep là thực đơn bao gồm các phần ăn được chuẩn bị sẵn theo ngày hoặc theo tuần với khẩu phần cố định. Hình thức này rất phù hợp với người có lịch trình bận rộn như dân văn phòng và những đối tượng cần kiểm soát dinh dưỡng cho cơ thể. Việc lên thực đơn món ăn đa dạng, đóng gói chỉn chu đẹp mắt sẽ giúp giữ chân khách hàng và tạo độ uy tín. Mô hình này mang lại lợi thế lớn nhờ sự tiện lợi và khả năng ổn định vì khách hàng sẽ mua khẩu phần ăn theo gói dài hạn.
Việc lựa chọn nguyên liệu và món ăn chất lượng là yếu tố then chốt để xây dựng thực đơn hấp dẫn. Người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng những món vừa tốt cho sức khỏe, vừa phù hợp để dùng hàng ngày. Dưới đây là các món phổ biến, hợp lý để bắt đầu kinh doanh:
Salad là một trong những món ăn quen thuộc nhất trong thực đơn lành mạnh vì dễ chế biến và có thể thay đổi linh hoạt theo khẩu vị. Sự kết hợp đa dạng giữa rau xanh, củ quả hoặc thịt nạc giúp món ăn vừa đủ chất mà không gây ngán. Salad cũng là một món ăn khá dễ chế biến, chỉ cần các loại rau sống hữu cơ, nước sốt tự làm theo khẩu vị và các loại topping bổ sung chất dinh dưỡng như trứng luộc, hạt chia. Đây là một món ăn phù hợp để bán mang đi hoặc kết hợp trong các gói meal prep.
Sinh tố và nước ép detox rất phù hợp với chị em phụ nữ vì vừa hỗ trợ làm đẹp da, vừa giúp thanh lọc cơ thể và giữ dáng hiệu quả. Nguyên liệu của món này cũng không quá phức tạp, chỉ cần kết hợp các loại rau và củ quả tươi và các loại siêu thực phẩm như hạt chia, spirulina,... Những món đồ uống này không chỉ có hình thức bắt mắt mà còn tiện lợi, dễ quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng.
Đồ ăn vặt không đường là lựa chọn hợp lý dành cho những “food boy”, “food girl” sành ăn những vẫn muốn đảm bảo sức khỏe. Các món ăn vặt không đường phổ biến có thể thay thế bánh kẹo, snack truyền thống bao gồm: thanh hạt, bánh yến mạch, bánh protein và các loại trái cây sấy lạnh,... Những sản phẩm này dễ đóng gói, bảo quản và có thể phân phối cho các kênh đại lý.
Hạt dinh dưỡng và ngũ cốc nguyên cám là những thực phẩm mang lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho người giảm cân và mong muốn có chế độ ăn uống lành mạnh. Hạt hạnh nhân, óc chó, yến mạch, granola,... dường như đã quá quen thuộc và trở thành bữa ăn sáng hằng ngày.
Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả lĩnh vực kinh doanh đồ ăn healthy, việc đam mê thôi chưa đủ mà cần phải có chiến lược rõ ràng ngay từ đầu. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp việc kinh doanh đi đúng hướng và mang lại kết quả tốt:
Trước khi kinh doanh, việc tìm hiểu rõ về các nguyên tắc dinh dưỡng như eat clean, keto, low carb là điều bắt buộc để quá trình diễn ra thuận lợi. Khi đã có kiến thức vững chắc về lĩnh vực, bạn có thể tạo ra thực đơn phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Để dễ dàng định hướng sản phẩm, định giá và đưa ra các chiến lược truyền thông thì bắt buộc phải hiểu rõ rằng mình đang bán cho ai, nhu cầu của họ là gì. Đối tượng phổ biến trong thị trường này sẽ bao gồm: những người ăn kiêng, dân văn phòng, mẹ bỉm hoặc những người theo đuổi lối sống xanh. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm này vẫn có thói quen tiêu dùng và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên cần nghiên cứu rõ để đưa ra cách tiếp cận linh hoạt.
Một thực đơn hấp dẫn không chỉ đảm bảo sự ngon miệng mà còn phải cân bằng giữa các dưỡng chất cho cơ thể. Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần khám phá và trải nghiệm nhiều công thức khác nhau dựa trên khẩu vị. Đặc biệt cần thay đổi để phù hợp với khẩu vị của khu vực.
Nguyên liệu là yếu tố cốt lõi, có thể quyết định sự thành công trong kinh doanh đồ ăn healthy. Nên tìm hiểu kỹ và ưu tiên chọn những loại thực phẩm hữu cơ, rau sạch, trái cây theo mùa từ các nhà cung cấp uy tín và chất lượng. Ngoài ra, có thể hợp tác với nông trại, chợ đầu mối sạch hoặc đơn vị chuyên cung ứng thực phẩm an toàn để giúp đảm bảo chất lượng đầu vào, tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng món ăn.
Trước khi kinh doanh, cần tính toán chi tiết các khoản đầu tư từ nguyên liệu, bao bì, thuê mặt bằng, nhân viên đến chi phí marketing. Việc dự toán trước giúp bạn kiểm soát rủi ro tài chính và tránh phát sinh những chi phí không cần thiết. Nên tìm hiểu hoặc tham khảo ý kiến của cố vấn để phân bổ ngân sách hợp lý, tránh đầu tư quá nhiều vào những hạng mục không mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần dự phòng khoảng 10–15% ngân sách cho các chi phí có thể phát sinh trong giai đoạn đầu để giảm thiểu rủi ro thiếu hụt ngân sách.
Các nền tảng Facebook, Tiktok và Instagram luôn có lượng người truy cập cao. Vì vậy, có thể tận dụng những nền tảng này để đăng tải hình ảnh món ăn và quy trình chế biến để giúp khách hàng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc hợp tác với các KOLs, KOCs cũng là một ý tưởng hay để gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
Nếu mở quán ăn, việc đảm bảo không gian sạch sẽ, thoáng mát và có phong cách riêng sẽ mang lại tệp khách hàng trung thành hơn cho thương hiệu. Để phù hợp với lối sống xanh, có thể sử dụng những nội thất có gam màu tối giản, tông màu xanh lá, trắng và màu gỗ tự nhiên để tạo cảm giác gần gũi hơn.
Bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm logo, màu sắc chủ đạo và bao bì sản phẩm. Để trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng, bộ nhận diện phải thật sự tạo được điểm nhấn, chỉn chu và phù hợp với mục tiêu chiến lược mà thương hiệu hướng đến. Sự đồng nhất trong các thiết kế sẽ góp phần gia tăng độ nhận diện và giá trị của thương hiệu.
Nếu không có nhiều ngân sách đầu tư để mở quán, bạn vẫn có thể tận dụng những kênh bán hàng online để dễ dàng tiếp cận khách hàng như ShopeeFood, GrabFood,... Yếu tố then chốt để thành công trên các nền tảng này là thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi, đánh giá tốt từ phía khách hàng và phản hồi khách hàng nhanh chóng.
Việc áp dụng các phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp quy trình vận hành diễn ra suôn sẻ và tránh gặp sai sót hơn. Một số phần mềm quản lý phổ biến như KiotViet, Sapo, iPOS,... còn có tích hợp tính năng in hóa đơn, hỗ trợ chăm sóc khách hàng và kết nối với các nền tảng bán hàng online để tiết kiệm tối đa thời gian.
Trước khi bắt đầu kinh doanh đồ ăn healthy thì cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý như đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, hợp đồng thuê mặt bằng,... Những giấy tờ này không chỉ phục vụ cho cơ quan quản lý mà còn giúp khách hàng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh: 10 bước thành công cho người mới
Kinh doanh đồ ăn healthy không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là định hướng phát triển bền vững trong tương lai. Nhờ sự thay đổi trong lối sống của người tiêu dùng, đây là cơ hội tuyệt vời để khởi nghiệp hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy còn nhiều thách thức như chi phí cao hay yêu cầu kiến thức chuyên môn, nhưng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và trang bị đầy đủ kiến thức về sản phẩm và chiến lược, việc kinh doanh này hoàn toàn có thể phát triển bền vững và lâu dài.
Tác giả: Tín Tmark
Cơ hội kinh doanh đồ ăn healthy đang tăng cao nhờ vào những xu hướng mới trong lối sống. Bắt đầu ngay với những bí quyết thành công sau đây!
Bình luận