Cẩn thận với những chiêu giò giảm giá trong siêu thị

Là một người tiêu dùng, chắc hẳn bất kì ai cũng thích những mặt hàng giảm giá đúng không nào. Nhất là khi bước vào siêu thị, cứ thấy cái nào giảm giá hay giá rẻ là các bạn lại muốn hốt hết về. Nắm bắt được điều này, đã có không ít các cửa hàng, siêu thị đã lợi dụng thị hiếu của khách hàng để tung ra những chiêu trò giảm giá với mục đích lừa gạt khách hàng mua. Bài viết sau đây Tmark sẽ giúp các bạn nhận biết một số mánh khóe về các chiêu trò giảm giá đang hiện hữu trong các siêu thị hiện nay.

 

 

1. Dán đè tem dán mới có mức giá cao hơn tem dán cũ

Tem giá mới được dán đè trên tem giá cũ có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhưng nếu người mua hàng vô tình thấy giá trên tem cũ thấp hơn giá trên tem mới thì đó lại là một câu chuyện đáng nói. 

Mới đây, trên một diễn đàn mạng xã hội, chủ đề vạch mặt siêu thị đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Theo đó, anh T mua sản phẩm với giá 49.000 đồng là túi vệ sinh lồng máy giặt nhưng khi vô tình xé tem báo giá, khách hàng phát hiện tem cũ dưới đáy có giá rẻ hơn, chỉ 40.000đ. Nhiều ý kiến ​​cho rằng, việc dán tem kiểu này vẫn diễn ra phổ biến tại các siêu thị vì nhiều lý do như mỗi đợt nhập hàng khác nhau, giá các sản phẩm nhập khẩu khác nhau biến động hay do siêu thị điều chỉnh giá sản phẩm. Nhưng, nếu có sự điều chỉnh, các siêu thị nên có quy trình thay đổi nhãn dán chuyên nghiệp hơn,

Không chỉ trường hợp trên, đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận lại sự phàn nàn của khách hàng về cách làm này ở nhiều siêu thị lớn nhỏ trên khắp cả nước.

Xem thêm: Bán sỉ là gì, nhà bán sỉ, bán buôn, bán lẻ có gì khác nhau?

 

2. Gía ở kệ thấp hơn so với giá ở quầy thu ngân

Giá trên kệ một đằng, giá ở quầy một nẻo. Điều này đã gây bức xúc cho nhiều người khi đi siêu thị, thậm chí nó còn xảy ra ở các chuỗi siêu thị lớn và  uy tín. 

Khi đi mua hàng, nhiều người thường chỉ chú ý đến đơn giá ghi trên kệ để lựa chọn mà ít để ý đến giá trên hóa đơn mua hàng. Có người cho rằng siêu thị đã nắm bắt được hành vi mua hàng kiểu này của người tiêu dùng và nhân cơ hội đó để “móc túi” khách hàng, nhưng cũng có ý kiến ​​cho rằng, vào thời điểm in tem giá và nhập dữ liệu về giá vào máy tính khác nhau, nên những biến động về giá sản phẩm làm siêu thị không kịp điều chỉnh.

3. Tăng giá để giảm giá

Nhiều người thích mua sắm tại siêu thị vì thường xuyên có nhiều chương trình giảm giá rất hấp dẫn, có khi tới 50-70% nhưng đôi khi đó lại là một cái bẫy.

“Chiêu” tăng giá để rồi giảm giá là “mánh khóe” kinh doanh khá phổ biến của nhiều doanh nghiệp và cũng rất khó để nhận biết được, vì thế người tiêu dùng cần phải tìm hiểu thị trường, tìm hiểu giá cả thật kỹ trước khi “sa chân” vào bất kỳ khu bán hàng giảm giá nào.

 

GIảm giá để tăng giá là một chiêu trò khá phổ biến trong các siêu thị hiện nay

Xem thêm: Tổng kho buôn sỉ bật mí cách bán hàng online hiệu quả nhất hiện nay

 

4. "Bẩy" giá có mặt ở khắp nơi, từ các mặt hàng đến cả thời gian giá giảm

Mua “Combo” tưởng rất rẻ mà thực ra chẳng được đồng nào. Đánh vào tâm lý người dùng, nhiều siêu thị, cửa hàng sẽ giảm giá hấp dẫn khi mua combo 2, 3 sản phẩm. Tất nhiên, trong số đó, họ trộn lẫn những sản phẩm không đẹp mắt, ít người mua... Thêm vào đó, mua 5 còn rẻ hơn 1 nên cũng kích thích nhu cầu và bán được nhiều hàng hơn. 

“Chỉ dành cho ngày hôm nay”: Câu này khiến khách hàng cảm thấy không còn nhiều đồ và ai cũng có tâm lý chớp lấy cơ hội để mua được hàng giá rẻ. Đánh vào tâm lý khách hàng, các cửa hàng, siêu thị thường tung ra các chương trình khuyến mại như vậy.

 

 

 Hàng trái mùa, hết mùa: Những mặt hàng thời trang sắp hết mùa như bộ sưu tập mùa hè đang giảm giá cho mùa đông sắp tới cũng được chọn là mặt hàng giảm giá. Điều này hướng đến những khách hàng không quan tâm nhiều đến xu hướng thời trang của mùa sau mà chỉ thích giá rẻ.

 

Trang Hiếu

#sale #saleoff #giare #baygia #giamgia