Ứng dụng AI trong B2B: Làm sao để doanh nghiệp tăng trưởng nhanh?

Cập nhật: 24/07/2025

Trong những năm gần đây, ứng dụng AI trong B2B không còn là xu hướng nhất thời mà đã trở thành một phần chiến lược trong hành trình tăng trưởng của doanh nghiệp. Từ tối ưu năng suất bán hàng, phản hồi nhanh hơn cho đến tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, AI mang lại nhiều giá trị rõ rệt. Vậy đâu là những tình huống AI hoạt động tốt nhất trong môi trường B2B và doanh nghiệp cần lưu ý gì khi triển khai? Tổng kho buôn sỉ Tmark sẽ cùng bạn làm rõ qua bài viết sau đây.

1. AI mang lại lợi ích gì cho tăng trưởng doanh nghiệp B2B?

AI đang được xem là công cụ tạo sự đột phá trong tăng trưởng doanh nghiệp B2B. Theo khảo sát B2B Pulse của McKinsey, 19% doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào quy trình mua bán và 23% đang triển khai thử nghiệm cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng.

20250724_CPQVzziU.jpg

Công nghệ này hỗ trợ thúc đẩy doanh thu, cải thiện năng suất bán hàng và tối ưu hóa quy trình nội bộ. Nhờ ứng dụng AI trong B2B, các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn và tạo ra khả năng tăng trưởng bền vững.

2. 7 trường hợp ứng dụng AI hiệu quả trong chuỗi bán hàng B2B

Trong hành trình bán hàng B2B, mỗi giai đoạn đều có thể được cải thiện đáng kể nhờ ứng dụng AI trong B2B. Từ tìm kiếm khách hàng tiềm năng đến phản hồi RFP, công nghệ này đang giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả tiếp cận. Dưới đây là 7 tình huống điển hình cho thấy AI có thể tạo ra tác động rõ rệt trong chuỗi bán hàng B2B.

2.1. Ưu tiên cơ hội tiềm năng bằng AI

Người làm bán hàng B2B thường gặp khó khăn với các quy trình cứng nhắc và việc phải tự nghiên cứu khách hàng một cách thủ công, thiếu sự liên kết dữ liệu hoặc không được đào tạo đầy đủ về các công cụ bán hàng. AI có thể giúp họ tìm ra “cơ hội vàng tiếp theo” một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, công nghệ AI còn có thể hỗ trợ các doanh nghiệp:

  • Xử lý và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (cả có cấu trúc và phi cấu trúc như PDF, bảng dữ liệu, hình ảnh...).
  • Tạo “battlecard” - bảng thông tin ngắn gọn chứa các dữ liệu quan trọng về khách hàng tiềm năng.
  • Rút ngắn thời gian nghiên cứu khách hàng, vẽ sơ đồ mối quan hệ và xác định người ra quyết định.
  • Trả lời câu hỏi bằng cách khai thác thông tin từ nhiều nguồn như báo chí, báo cáo doanh nghiệp và dữ liệu giao dịch.
  • Tích hợp trực tiếp vào hệ thống CRM, giúp nhân viên bán hàng dễ dàng quản lý và ưu tiên khách hàng.
  • Đặc biệt hữu ích cho doanh nghiệp có sản phẩm và khách hàng đa dạng, nhất là trong các ngành tạo khách hàng thủ công như xây dựng, hóa chất, vận tải.
20250724_ByvAXNkX.jpg

Trong thực tế, một công ty phân phối vật liệu gặp khó khăn trong việc xác định và khai thác cơ hội kinh doanh. Để cải thiện tình trạng này, công ty đã xây dựng một hệ thống AI sử dụng cả dữ liệu nội bộ và bên ngoài để chấm điểm, sắp xếp thứ tự ưu tiên các cơ hội hiện có, đồng thời gợi ý những sản phẩm phù hợp. Kết quả là công nghiệp đã ứng dụng thành công giải pháp này và phát hiện thêm hơn 1 tỷ USD giá trị cơ hội chỉ trong năm đầu triển khai.

2.2. Định hướng hành động tiếp theo thông minh

Ngay cả khi các cơ hội đã được ưu tiên dựa trên dữ liệu về mức độ tương tác và ý định mua hàng, nhiều đội ngũ bán hàng vẫn gặp khó khăn trong việc xác định nên làm gì tiếp theo để khai thác những cơ hội cần phải hành động ngay lập tức. Và AI có thể hỗ trợ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho nhân viên bán hàng về việc “tiếp theo nên làm gì là tốt nhất”.

Theo khảo sát B2B Pulse, ứng dụng này của AI được đánh giá là một trong những điều cần thiết ở các ngành như dịch vụ công nghệ, thiết bị công nghiệp bền vững và bảo hiểm - nơi mà nhân viên bán hàng phải đứng giữa nhiều lựa chọn để mở rộng khách hàng hiện có và thúc đẩy cơ hội mới.

2.3. Tăng hiệu suất chuẩn bị và họp với khách hàng

Trong môi trường B2B, việc chuẩn bị cho các buổi gặp khách hàng thường tốn nhiều thời gian do người bán phải xử lý lượng thông tin lớn và phức tạp. AI có thể hỗ trợ bằng cách tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn như phiếu dịch vụ hay giao dịch, sau đó tạo ra bản tóm tắt dễ hiểu và gợi ý nội dung trò chuyện, phản hồi phản biện,… giúp người bán tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc họp.

20250724_l4oaz3PZ.jpg

2.4. Tự động hoá phản hồi hiệu quả

Việc phản hồi các yêu cầu chào giá (RFP) thường tiêu tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, AI có thể cải thiện hiệu quả và độ chính xác trong quá trình này, giúp rút ngắn thời gian phản hồi và hỗ trợ theo dõi nội bộ hiệu quả hơn. Công nghệ này còn giúp đảm bảo tính nhất quán trong phản hồi và nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt khi nhiều bộ phận cùng tham gia đóng góp vào một hồ sơ dự thầu.

Ứng dụng AI trong B2B này đang thu hút sự quan tâm của nhiều lãnh đạo trong đa dạng ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực khoa học đời sống - nơi các RFP thường phức tạp, chứa nhiều dữ liệu và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt quy định. Theo khảo sát B2B Pulse, khoảng 40% lãnh đạo ngành dược phẩm sinh học và 30% lãnh đạo ngành chăm sóc sức khỏe tỏ ra đặc biệt hứng thú với khả năng ứng dụng AI trong xử lý RFP.

2.5. Thiết lập và đàm phán giá hiệu quả bằng AI

AI đang tạo ra những thay đổi lớn trong cách doanh nghiệp B2B định giá sản phẩm, đặc biệt khi phần lớn các ngành hiện vẫn còn phụ thuộc vào quá trình phân tích cơ bản và kinh nghiệm thương mại của đội ngũ bán hàng. AI mở ra cơ hội đổi mới mạnh mẽ, cho phép các doanh nghiệp B2B áp dụng những mô hình vốn chỉ phổ biến trong các ngành B2C tốc độ cao (như bán lẻ online).

20250724_KzL9JKZ8.jpg

Ngoài ra, AI cũng có thể hỗ trợ đàm phán giá, tự động hóa quy trình cập nhật và phê duyệt giá, đồng thời cá nhân hóa lập luận bán hàng dựa trên dữ liệu. Nhờ đó, doanh nghiệp tăng hiệu quả quản trị giá và nâng cao năng lực thương lượng cho đội ngũ bán hàng.

2.6. Tăng tốc nghiên cứu khách hàng

Những người bán hàng B2B đạt hiệu suất cao thường dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về khách hàng, đối tác tiềm năng và sản phẩm. Việc tổng hợp thông tin từ các nguồn như website công ty, báo cáo thường niên, các cuộc họp công bố kết quả kinh doanh, email hay dữ liệu nội bộ tiêu tốn không ít công sức. Điều này càng khó khăn hơn khi họ phải trò chuyện trực tiếp với khách hàng mà vẫn phải nhanh chóng tìm, hiểu và chắt lọc thông tin phù hợp.

AI hỗ trợ người bán tra cứu thông tin nhanh chóng ngay trong lúc trò chuyện, giúp họ trở nên nhạy bén và thấu hiểu khách hàng hơn trong tương tác. Nhờ vậy, trải nghiệm của khách hàng cũng được nâng cao rõ rệt. Theo khảo sát B2B Pulse, “trợ lý nghiên cứu thông minh” chính là ứng dụng AI được mong đợi nhất với 27% người tham gia bày tỏ sự hứng thú với tiềm năng của nó.

2.7. Hướng dẫn cá nhân hóa cho đội ngũ bán hàng

Với đặc thù quy trình bán hàng B2B thường kéo dài và phức tạp, việc đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên kinh doanh không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với các quản lý và lãnh đạo. Gen AI giúp giải quyết vấn đề này bằng cách phân tích toàn bộ các tương tác giữa nhân viên và khách hàng, từ đó cung cấp cho quản lý cái nhìn toàn diện về hiệu suất làm việc và đề xuất các nội dung huấn luyện phù hợp với từng cá nhân.

20250724_Fju3YJmB.jpg

Không chỉ vậy, công nghệ này còn có thể gửi trực tiếp những phân tích cá nhân hóa đến từng nhân viên bán hàng, giúp họ tự cải thiện và phát triển kỹ năng. Từ đó, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề cũng được nâng cao và mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, công nghệ Agentic AI còn mang đến sự tự động hóa trong quy trình bán hàng B2B, giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.

3. Lưu ý quan trọng khi ứng dụng AI trong doanh nghiệp B2B

Để ứng dụng AI trong B2B hiệu quả, doanh nghiệp không chỉ cần lựa chọn đúng công nghệ mà còn phải chú trọng yếu tố con người và chiến lược triển khai. Dưới đây là những lưu ý chiến lược quan trọng giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ và tạo ra giá trị thực tế:

  • Sử dụng AI đúng lúc, đúng chỗ: Doanh nghiệp cần bắt đầu từ nhu cầu thực tiễn, chẳng hạn như tối ưu quy trình bán hàng hay cải thiện trải nghiệm khách hàng, rồi mới chọn công nghệ phù hợp.
  • Đặt người bán làm trung tâm thiết kế giải pháp: Người bán là người trực tiếp sử dụng công cụ AI, nên cần tham gia vào quá trình xây dựng, thử nghiệm và phản hồi. Điều này giúp đảm bảo AI thật sự hỗ trợ công việc hằng ngày thay vì trở thành gánh nặng thêm.
  • Có thể sử dụng công cụ bên ngoài và tự phát triển thêm: Doanh nghiệp không cần xây toàn bộ hệ thống AI từ đầu. Có thể kết hợp giữa các giải pháp thương mại sẵn có (off-the-shelf) và phần mềm tùy chỉnh theo đặc thù riêng để tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
  • Cân bằng giữa hiệu quả ngắn hạn và năng lực dài hạn: Trong khi doanh nghiệp cần những kết quả sớm để tạo niềm tin, họ cũng phải xây dựng năng lực nội bộ như cơ sở dữ liệu, khả năng tích hợp và nhóm AI nội bộ để sẵn sàng cho việc mở rộng và phát triển lâu dài.
  • Thúc đẩy người dùng nội ứng dụng AI: Việc triển khai AI không chỉ là chuyện kỹ thuật mà còn liên quan đến con người. Cần đào tạo, hỗ trợ và truyền cảm hứng cho người dùng trong nội bộ để họ hiểu, tin tưởng và chủ động khai thác các công cụ AI vào công việc hằng ngày.
20250724_aGn3ADWE.jpg

4. Câu hỏi thường gặp khi ứng dụng AI trong B2B

Trong quá trình ứng dụng AI trong B2B, nhiều doanh nghiệp thường gặp phải các thắc mắc liên quan đến chi phí, cách triển khai, hiệu quả và tính phù hợp với quy mô tổ chức. Tổng kho buôn sỉ Tmark đã tổng hợp những câu hỏi phổ biến mà bạn nên tham khảo trước khi bắt đầu.

Chi phí triển khai AI trong doanh nghiệp B2B là bao nhiêu?

Chi phí triển khai AI phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, mục tiêu sử dụng, hạ tầng hiện có và loại giải pháp lựa chọn. Mức đầu tư có thể dao động từ vài nghìn đến hàng trăm nghìn USD. Doanh nghiệp nên đánh giá lợi ích kỳ vọng trước khi ra quyết định.

Doanh nghiệp B2B nên bắt đầu ứng dụng AI từ đâu?

Doanh nghiệp nên bắt đầu bằng việc xác định rõ vấn đề kinh doanh cần giải quyết, như tối ưu quy trình bán hàng hay cải thiện dịch vụ khách hàng. Sau đó, có thể thử nghiệm các giải pháp AI đơn giản, dễ triển khai và có khả năng mang lại kết quả sớm để tạo đà mở rộng.

Gen AI có phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ không?

Gen AI hoàn toàn có thể áp dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là khi sử dụng các công cụ có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, tính phù hợp còn phụ thuộc vào khả năng tích hợp dữ liệu, ngân sách và mức độ sẵn sàng thay đổi của tổ chức.

5. Kết luận

Ứng dụng AI trong B2B đang mở ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, tối ưu vận hành và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp cần xác định đúng mục tiêu, lựa chọn giải pháp phù hợp và đảm bảo đội ngũ nội bộ sẵn sàng chuyển đổi. Hy vọng những phân tích trong bài viết sẽ giúp bạn xây dựng lộ trình AI hiệu quả và bền vững.

Tác giả: Tín Tmark